BẠN CÓ THỂ TRƯỢT VISA VÌ NHỮNG LỖI NGỚ NGẨN
Lượt xem: 2588
Ngày trước bạn đến nộp hồ sơ xin cấp Visa du học tại Đại sứ quán Hàn là họ nhận ngay, tuy nhiên nay nhân viên Đại sứ quán sẽ hỏi bạn một số câu tiếng Hàn cơ bản trước khi nộp.
BẠN CÓ THỂ TRƯỢT VISA DU HỌC HÀN QUỐC VÌ NHỮNG LỖI RẤT NGỚ NGẨN
Bạn đã chuẩn bị hồ sơ rất tốt, nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể bị trượt visa du học Hàn Quốc. Những tình huống sau đây hy vọng sẽ hữu ích cho những ai đang có dự định đi du học Hàn Quốc hoặc đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ:
Câu chuyện thứ nhất: Có một bạn đã từng bị trượt visa nhờ tư vấn hồ sơ xin visa lần 2 kể lại rằng, khi bạn được gọi lên phỏng vấn, Lãnh sự quán Hàn Quốc hỏi khoảng 4 câu, bạn đều trả lời được hết, nhưng khi đưa cho bạn một bài toán cộng phân số khác mẫu số rất đơn giản, vì lâu ngày không đụng đến, công thêm tâm lý hồi hộp căng thẳng, cuối cùng bạn ấy đã quy đồng mẫu số sai dẫn đến đáp số sai. Kết quả là bạn ấy đã trượt visa và phải đợi 03 tháng mới có thể nộp lại hồ sơ. Nhiều bạn thắc mắc, tại sao đi phỏng vấn lại yêu cầu làm bài tập toán, điều đó có liên quan gì đến việc đi du học. Mới nghe có vẻ không liên quan, nhưng nếu suy luận chúng ta sẽ thấy sự logic, bởi vì, Lãnh sự quán nghĩ rằng, nếu bài tập toán đơn giản như vậy bạn không thể làm được, vậy sao bạn có thể đi du học được? Và Lãnh sự quán có quyền nghi ngờ rằng liệu bạn sang đó với mục đích đi du học hay với mục đích nào khác?
Câu chuyện thứ hai:
Một bạn mới học tiếng Hàn được 03 tháng và nộp hồ sơ du du học đợt tháng 06/2015, nhưng khi kế khai vào tờ thông tin thì nói là học được 06 tháng. Bạn ấy ghi nhớ rất kĩ thông tin này rằng “Nếu Lãnh sự quán có hỏi “Học tiếng Hàn được mấy tháng rồi”, mình sẽ nói là học được 06 tháng cho trùng khớp với thông tin trong tờ khai”. Nhưng khi vào phỏng vấn, Lãnh sự quán lại không hỏi là “Học tiếng Hàn được mấy tháng?” mà lại có hỏi bạn “Bạn học tiếng Hàn từ tháng mấy”? Vì không có sự chuẩn bị cho phương án này nên bạn ấy luống cuống và trả lời rằng em học tiếng Hàn từ tháng 03/2016. Với câu trả lời này, thì bạn ấy chỉ mới học tiếng Hàn được 03 tháng và đương nhiên là không khớp với thông tin ghi trong tờ khai. Kết quả là bạn ấy cũng vị đánh trượt visa vì Lãnh sự quán nghi ngờ tính trung thực của hồ sơ.
Câu chuyện thứ ba: Một bạn vì gia đình không có sổ tiết kiệm ngân hàng đủ điều kiện theo yêu cầu nên đã làm sổ dịch vụ. Sổ tiết kiệm đứng tên mẹ bạn đó, nhưng vì là sổ tiết kiệm nên mẹ bạn ấy cũng không nắm rõ là số tiền bao nhiêu, mở khi nào, mở ở ngân hàng nào. Khi vào phỏng vấn, Lãnh sự quán yêu cầu cung cấp số điện thoại của mẹ bạn đó, sau đó Lãnh sự quán đã gọi điện trực tiếp cho mẹ bạn ấy và hỏi về sổ tiết kiệm:
- LSQ: Chào chị, chị có phải là mẹ của em Nguyễn Văn A không?
- Mẹ HS: Dạ phải
- LSQ: Chị có sổ tiết kiệm gửi trong ngân hàng phải không?
- Mẹ HS: Vâng, đúng rồi.
- LSQ: Chị có nhớ số tiền trong sổ tiết kiệm của chị là bao nhiêu không?
- Mẹ HS: ……..
-LSQ: Chị mở ở ngân hàng nào? Chị mở từ khi nào?
- Mẹ HS: ……
Ở câu chuyện thứ ba này, vấn đề không phải là làm sổ dịch vụ, vì ngân hàng hỗ trợ dịch vụ này và là hợp lệ và hợp pháp. Tuy nhiên nếu bạn nào làm sổ tiết kiệm lùi ngày dịch vụ thì bản thân bạn đó cũng như người bảo lãnh tài chính (bố và mẹ) phải nắm rõ về thông tin sổ tiết kiệm để tránh những trường hợp đáng tiếc như một bạn vừa kể ở trên. Cũng lưu ý thêm, khi bạn làm sổ tiết kiệm lùi ngày dịch vụ, nên hạn chế giao dịch ở những nơi không uy tín vì có những trường hợp phát hiện là sổ tiết kiệm giả, không có trong hệ thống của ngân hàng, trong toàn bộ quá trình giao dịch không diễn ra ở văn phòng hay ngân hàng mà là quán….coffee.
Các bạn có thể tham khảo một bài viết khá uy tín về quy định sổ tiết kiệm du học Hàn Quốc tại đây để có phương án chuẩn bị tốt nhất và hạn chế rủi ro cho mình.
Câu chuyện thứ tư: Có bạn chuẩn bị các câu trả lời bằng tiếng Hàn rất kỹ, đọc rất trôi chảy, khi vào phỏng vấn, Lãnh sự quán yêu cầu bạn ấy đọc bảng chữ cái tiếng Hàn thì bạn ấy lại không thể đọc được. Hỏi ra mới biết bạn ấy học tiếng Hàn bằng cách học….vẹt; Có bạn thì có tiếng Hàn rất bài bản, bảng chữ cái học thuộc hết, các câu hỏi khó như “Tại sao bạn lại chọn trường này”, “Tại sao bạn đi du học Hàn Quốc”, “Trường bạn dự định học có thế mạnh gì” v.v… đều trả lời được hết. Nhưng khi vào phỏng vấn Lãnh sự quán chỉ hỏi hai câu: “Bây giờ là mấy giờ?” và “Bạn đến đây bằng xe gì” thì bạn ấy lại không trả lời được và kết quả là không nhận được visa du học Hàn Quốc. Qua câu chuyện thứ tư, chúng ta thấy rằng đôi khi ta mải học những cái cao siêu mà không để ý đến cái đơn giản cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kỳ vọng của ta. Có những trường hợp, tiểu tiết tạo thành công (dựa theo lời kể của học sinh VSHQ sau những lần phỏng vấn bị trượt)
Sẽ còn nhiều câu chuyện khác liên quan nữa, khi các bạn đến với chúng tôi, những câu chuyện kinh nghiệm sẽ được kể cho các bạn khi các bạn tham gia câu lạc bộ chia sẽ kinh nghiệm cùng các bạn đã, đang và sẽ nộp visa và đặc biệt cùng các bạn đã ở Hàn qua Sky hay online chat.
Chúc các bạn thành công.